Đức Thành Consult Contruction

Phân biệt quản lý công trình xây dựng và quản lý dự án

Thứ Năm, 11/01/2024
Elecnova

    Quản lý dự ánQuản lý công trình xây dựng là hai vị trí đặc biệt quan trọng và không thể thiếu trong bất cứ công trình xây dựng nào. Hai vị trí này kết hợp nhuần nhuyễn với nhau giúp tạo nên dự án chất lượng và thành công. Tuy nhiên trong quá trình làm việc thì công việc của hai vị trí này có nét tương đồng, thậm chí chồng chéo. Bài viết dưới đây của Tư vấn công trình xây dựng Đức Thành sẽ giúp mọi người phân biệt quản lý công trình xây dựng và quản lý dự án dễ dàng và chính xác nhất. 

    Quản lý dự án làm công việc gì?

    Quản lý dự án là một lĩnh vực rộng lớn gồm các công việc liên quan đến việc giám sát tất cả các phần của dự án, từ thiết kế ban đầu đến sản phẩm cuối cùng. Trong xây dựng, các quản lý dự án giám sát toàn bộ quá trình diễn ra công việc của các dự án xây dựng mới. Bao gồm các công việc từ gặp gỡ khách hàng để thảo luận về các kế hoạch ban đầu, thuê nhóm thi công và quản lý các tài liệu xây dựng của dự án. Người quản lý dự án là người dự toán và hoạch định ngân sách dự án, phối hợp với khách hàng hoặc chủ dự án và giám sát đội xây dựng, bao gồm cả phần việc kết hợp cùng người quản lý công trường xây dựng.

    Quản lý công trình xây dựng làm công việc gì?

    Các nhà quản lý công trường xây dựng là những chuyên gia giám sát tuyệt đối toàn bộ giai đoạn xây dựng của một dự án mới. Nhiệm vụ của họ bao gồm khâu đặt hàng nguyên vật liệu xây dựng, giao nhiệm vụ cho đội thi công phía dưới và cộng tác với các nhà thầu phụ. 

    Nơi làm việc của một quản lý công trình xây dựng thường là tại một công trường, nơi họ quản lý đội nhóm, kiểm tra chất lượng và đảm bảo an toàn xuyên suốt quá trình xây dựng.

     

    Phân biệt quản lý công trình xây dựng và quản lý dự án

    Đối với các dự án nhỏ, quản lý dự án có thể hoàn toàn phụ trách cả nhiệm vụ của người quản lý công trường xây dựng.

    Trong các dự án lớn, hai chuyên gia này thường phối hợp làm việc cùng nhau để tạo ra các công trình mới. Về cơ bản vai trò của họ có một số điểm tương đồng nhưng vẫn tồn tại những điểm khác biệt nổi cộm mà bạn cần nắm rõ như:

    Nhiệm vụ công việc

    Các chuyên gia giám sát công trình xây dựng & dự án thường thực hiện những nhiệm vụ khác nhau.

    Người quản lý công trình xây dựng có trách nhiệm trong việc:

    • Điều phối và giám sát công việc của các nhóm xây dựng

    • Giám sát quá trình xây dựng tần suất hàng ngày tại công trường

    • Hợp tác chặt chẽ với các nhà thầu và nhà cung cấp vật liệu

    • Sát sao việc kiểm tồn kho nguyên vật liệu và đặt hàng các mặt hàng mới

    • Viết chi tiết dự toán công trình

    • Kiểm tra hướng dẫn xây dựng của địa phương để đảm bảo dự án không vi phạm bất kỳ quy định

    • Lên lịch trình cho các thành viên trong đội nhóm

    • Theo dõi tiến độ của dự án tòa nhà và cập nhật đầy đủ, kịp thời cho người quản lý dự án

    Nhiệm vụ của người quản lý dự án có thể bao gồm:

    • Gặp gỡ khách hàng để thảo luận về vấn đề thiết kế dự án mới

    • Lập kế hoạch và ngân sách chi tiết cho dự án

    • Lựa chọn, bàn bạc và hoàn tất việc chốt vị trí địa điểm dự án

    • Thiết kế tiến trình dự án với thời hạn cụ thể cho từng giai đoạn

    • Tuyển dụng và thuê các thành viên trong đội nhóm, bao gồm cả vị trí giám đốc xây dựng

    • Viết ước tính chi phí cho tất cả các yếu tố của dự án, bao gồm cả tiếp thị và tuyển dụng

    • Quản lý thủ tục giấy tờ của dự án gồm tất cả các kế hoạch ban đầu và tài liệu phân vùng

    Yêu cầu

    Các yêu cầu cho hai vai trò này có thể khác nhau phụ thuộc vào quy mô của dự án, công ty và địa điểm. Ở một số công ty yêu cầu người quản lý công trình xây dựng phải có bằng cử nhân về kỹ thuật dân dụng hoặc quản lý xây dựng. Thông thường, những chuyên gia này phải có vài năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng. Ở một số địa điểm, họ cũng có thể cần giấy phép về kiến ​​trúc, kỹ thuật hoặc chứng chỉ hành nghề liên quan…

    Hầu hết các vị trí quản lý dự án yêu cầu ít nhất phải có bằng cử nhân về kỹ thuật, kiến ​​trúc hoặc quản lý xây dựng. Những chuyên gia này có thể có kinh nghiệm xây dựng hoặc kinh nghiệm quản lý dự án khác liên quan. Họ cũng có thể bổ sung các chứng chỉ liên quan dành cho cấp quản lý để tăng cơ hội cạnh tranh và uy tín nghề nghiệp.

    Môi trường làm việc

    Người quản lý xây dựng chủ yếu làm việc tại địa điểm công trình xây dựng để giám sát các nhiệm vụ xây dựng. Người quản lý dự án có thể đến công trình, nhưng chủ yếu họ làm việc tại văn phòng và đến gặp khách hàng để thảo luận về công việc liên quan đến dự án.

    Tiến trình dự án

    Cùng hướng đến mục đích cuối cùng là đảm bảo các đội nhóm xây dựng làm việc hiệu quả và an toàn, tuy nhiên công việc quản lý xây dựng và quản lý dự án thực hiện tại các giai đoạn khác nhau. Người quản lý dự án có mối liên hệ mật thiết  với khách hàng trong toàn bộ dự án, từ bàn bạc về ngân sách ban đầu và lập kế hoạch cho đến giai đoạn bàn giao cuối cùng. Người quản lý xây dựng cũng có thể bắt đầu làm việc trong giai đoạn lập ngân sách, nhưng họ chủ yếu tham gia vào quá trình thi công xây dựng. 

    Sự cộng tác nhân sự

    Địa điểm làm việc thông thường của một người quản lý công trình xây dựng thường ở trên công trường, thảo luận cách làm việc và xử lý công việc, tình huống phát sinh với những người lao động, kỹ sư công trình. Họ cũng có thể làm việc với các nhà cung cấp, kiến ​​trúc sư và nhà khảo sát tùy vào yêu cầu công việc. 

    Người quản lý dự án làm việc chặt chẽ với khách hàng hoặc chủ dự án, giữ vai trò cầu nối. Họ có thể làm việc với khách hàng để thuê một người quản lý xây dựng nếu cần thiết. Sau đó chịu trách nhiệm giám sát người quản lý xây dựng về công việc và báo cáo tiến độ cho khách hàng.

    Kỹ năng nghề nghiệp

    Các chuyên gia trong lĩnh vực này có thể sử dụng nhiều kỹ năng cứng và mềm khác nhau để hoàn thành công việc hàng ngày của họ một cách tốt nhất.

    • Kỹ năng lãnh đạo: Cả quản lý xây dựng & quản lý dự án đều có thể sử dụng các kỹ năng lãnh đạo để thúc đẩy đội nhóm và phân công công việc cho các thành viên trong đội thi công một cách phù hợp nhất.

    • Giao tiếp: Sử dụng các kỹ năng giao tiếp hiệu quả để thảo luận về dự án, giao nhiệm vụ và giám sát tiến độ.

    • Ủy quyền: Với vai trò là nhà quản lý, bạn có thể chia dự án thành nhiều phần nhỏ hơn sau đó ủy thác nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên khác nhau trong nhóm. Cụ thể người quản lý dự án có thể ủy quyền cho các nhà thầu và người quản lý xây dựng.

    Ngoài những kỹ năng này, người quản lý xây dựng cũng có thể sử dụng kiến ​​thức kỹ năng nghề nghiệp xây dựng và kỹ năng chuyên môn. Và thường thì họ có kinh nghiệm xây dựng và hiểu rõ các thiết kế xây dựng, nguyên lý cấu tạo và vật liệu xây dựng liên quan. Người quản lý dự án có thể sử dụng các kỹ năng kỹ thuật có quan hệ mật thiết đến các nhiệm vụ hành chính và kinh doanh.

    Lương

    Các chuyên gia quản lý xây dựng và quản lý dự án có thể có mức lương khác nhau. Mức lương trung bình cho các nhà quản lý xây dựng là $ 78,966 mỗi năm, trong khi mức lương trung bình cho các nhà quản lý dự án là $ 81,368 mỗi năm. 

    Mức lương này có thể thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào vị trí địa lý, tổ chức, kinh nghiệm và trình độ học vấn của bạn.

    Do một số vai trò khá tương đồng mà hai khái niệm quản lý công trình xây dựng và quản lý dự án thường bị nhầm lẫn. 

     

    Mọi thông tin chi tiết Quý khách hàng có thể liên hệ Đức Thành để nhận được giải đáp nhanh nhất

     

    Viết bình luận của bạn

    Tin liên quan

    Thứ Bảy, 17/08/2024
    -
    đoàn nam

    Điều kiện, trình tự, thủ tục và đơn vị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

    Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng dường như đã quá quen thuộc đối với các...

    Thứ Sáu, 16/08/2024
    -
    đoàn nam

    Quy trình xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng như thế nào là chuẩn xác nhất?

    Chứng chỉ năng lực tư vấn giám sát công trình giao thông được ví như một công...

    Thứ Sáu, 16/08/2024
    -
    đoàn nam

    Hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3: Hướng dẫn chi tiết

    Để đảm bảo cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng có...

    Tiếng Việt Tiếng Anh Tiếng Trung
    Được hỗ trợ bởi google Dịch
     
    0
    Gọi ngay cho chúng tôi
    Chat với chúng tôi qua Zalo