Nâng hạng chứng chỉ hoạt động xây dựng là vấn đề mà các công ty hoạt động trong lĩnh vực rất quan tâm.  Việc nâng hạng chứng chỉ hoạt động xây dựng xuất phát từ nhu cầu thực tế của thị trường đòi hỏi để có đủ điều kiện thực hiện tốt công việc.  Rất nhiều khách hàng không biết nên bắt đầu từ đâu, thủ tục như thế nào, thời gian bao lâu, quy trình thế nào,...Công ty tư vấn công trình xây dựng Đức Thành sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn và giải đáp toàn bộ thắc mắc liên quan.

Các trường hợp nâng hạng chứng chỉ hoạt động xây dựng

Theo quy định tại điều 84 Nghị định 15/2021/NĐ-CP chỉ ra rằng chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được cấp cho tổ chức trong 4 trường hợp:

  • Trường hợp 1: Cấp chứng chỉ năng lực lần đầu; điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực

  • Trường hợp 2: Điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực;

  • Trường hợp 3: Cấp lại khi chứng chỉ năng lực cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin;

  • Trường hợp 4: Gia hạn chứng chỉ năng lực.

Theo đó khi tổ chức có nhu cầu nâng hạng chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng sẽ được cấp chứng chỉ năng lực mới phù hợp với hạng chứng chỉ năng lực đề nghị cấp khi đáp ứng đủ về điều kiện, hồ sơ và thủ tục của hạng chứng chỉ đó.

Điều kiện để nâng hạng chứng chỉ năng lực xây dựng

  • Nâng hạng chứng chỉ năng lực xây dựng từ hạng 3 lên hạng 2:
    – Có đăng ký kinh doanh theo quy định.
    – Doanh nghiệp, công ty phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 3 đã được cấp trước đây.
    – Phải có hợp đồng kinh tế kèm theo biên bản nghiệm thu hoàn thành (Thời gian hợp đồng được xét chứng chỉ phải sau thời điểm cấp chứng chỉ hạng 3).
    – Nhân sự chủ chốt (chỉ huy trưởng + chủ nhiệm, chủ trì + giám đốc QLDA, giám sát viên) phải có chứng chỉ hành nghề xây dựng (phân hạng từ hạng 2 trở lên) phù hợp với lĩnh vực muốn xin cấp.
    – Phái có cán bộ chuyên môn phù hợp + danh sách công nhân kỹ thuật đối với lĩnh vực thi công.
    – Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2 do Sở Xây Dựng cấp.

  • Nâng hạng chứng chỉ năng lực xây dựng từ hạng 2 lên hạng 1:
    – Có chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2 do Sở xây dựng cấp.
    – Phải có hợp đồng kinh tế kèm theo biên bản nghiệm thu hoàn thành + quyết định phê duyệt dự án chứng minh quy mô cấp công trình. (Thời gian hợp đồng được xét năng lực hạng 1 sau thời điểm cấp chứng chỉ hạng 2 hoặc hợp đồng trước tháng 03.2016).
    – Nhân sự chủ chốt công ty phải có chứng chỉ hành nghề phân hạng 1 phù hợp với lĩnh vực hạng 1 xin cấp. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật tham gia phải có chuyên môn phù hợp. Đối với lĩnh vực thi công cần có thêm chứng chỉ nghề công nhân tham gia thi công.
    Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1 do Cục quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ xây dựng cấp.

Tất tần tật về hồ sơ đề nghị nâng hạng chứng chỉ xây dựng

Để được nâng hạng chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, tổ chức cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

(1) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo Mẫu số 04 Phụ lục IV Nghị định này;

(2) Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập

(3) Chứng chỉ hành nghề kèm theo bản kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ theo Mẫu số 05 Phụ lục IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP

(4) Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp (chứng chỉ năng lực cũ)

(5) Hợp đồng và Biên bản nghiệm thu công việc đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức khảo sát xây dựng, lập thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng, tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng I, hạng II);

(6) Hợp đồng; Biên bản nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng hoặc bộ phận công trình (trong trường hợp thi công công tác xây dựng chuyên biệt) đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức thi công xây dựng hạng I, hạng II)

Thủ tục nâng hạng chứng chỉ năng lực xây dựng đúng chuẩn 2023

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ

Tổ chức đề nghị nâng hạng chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng gửi 1 bộ hồ sơ hoàn chỉnh (theo hướng dẫn trên) tới Cơ quan có thẩm quyền (Cục Quản lý hoạt động xây dựng; Sở xây dựng hoặc tổ chức xã hội – nghề nghiệp tùy theo hạng chứng chỉ và đặc điểm của tổ chức)

Hình thức nộp: Tổ chức lựa chọn 1 trong 3 hình thức là

– Nộp trực tuyến (nếu có)

– Nộp qua đường bưu điện

– Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ.

Bước 3: Cấp chứng chỉ và nộp lệ phí nhà nước

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực.

Tổ chức nộp lệ phí theo quy định của Bộ tài chính.

Lệ phí: 1.000.000 (Một triệu đồng Việt Nam)

Đức Thành cung cấp dịch vụ tư vấn nâng hạng chứng chỉ năng lực hoạt động uy tín

  •  Tư vấn nâng hạn chứng chỉ phù hợp với yêu cầu công trình

  •  Đội ngũ có chuyên môn cao, có khả năng xử lý nhanh chóng

  •  Công ty có nhiều nguồn xử lý và có khả năng tối ưu hóa hồ sơ

  •  Tối ưu hóa quy trình làm việc giúp tối đa hiệu quả

  •  Ký kết hợp đồng minh bạch với pháp nhân công ty

  •  Hoàn trả lại ngay nếu tư vấn không thành công

Mọi thông tin chi tiết Quý khách hàng có thể liên hệ để nhận được giải đáp nhanh nhất

𝐃𝐔𝐂 𝐓𝐇𝐀𝐍𝐇 𝐂𝐎𝐍𝐒𝐓𝐑𝐔𝐂𝐓𝐈𝐎𝐍 𝐂𝐎𝐍𝐒𝐔𝐋𝐓𝐈𝐍𝐆

Hotline: 0866 796 399 ( Hương) | 0868 808 022 ( Thảo ) | 0867 988 368 ( Thảo ) | 0968 723 223 ( Loan ) | 0967 997 158 ( Hiền )

Website: ducthanhvietnam.com

Email: ducthanhconsultcontruction@gmail.com

Address: Tầng 7, Tòa nhà Nam Cường, Km4, Đường Lê Văn Lương kéo dài, Phường La Khê, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Tiếng Việt Tiếng Anh Tiếng Trung
Được hỗ trợ bởi google Dịch
 
0
Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo