Đức Thành Consult Contruction

Những lĩnh vực nào hiện nay yêu cầu chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng?

Thứ Sáu, 02/08/2024
đoàn nam

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có tầm quan trọng lớn đối với các tổ chức cần tham gia đấu thầu. Tuy nhiên, không phải lĩnh vực nào cũng cần bắt buộc có chứng chỉ này. Vậy những lĩnh vực nào hiện nay yêu cầu chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng? Và quy trình thủ tục đăng ký chứng chỉ năng lực ra sao? Hãy cùng Đức Thành Consult Construction tìm ra đáp án, câu trả lời chính xác qua bài viết sau đây.

Định nghĩa về chứng chỉ năng lực xây dựng

Định nghĩa chứng chỉ năng lực xây dựng

Chứng chỉ năng lực xây dựng là bản đánh giá năng lực của tổ chức tham gia hoạt động xây dựng do Bộ Xây dựng và Sở xây dựng cấp theo quy định. Nó có giá trị lưu hành trên toàn bộ các tỉnh thành thuộc phạm vi lãnh thổ Việt Nam và thường được sử dụng trong hồ sơ đấu thầu hoặc mời thầu.

Những lĩnh vực yêu cầu chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Xây dựng là ngành khá đặc thù và được chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc cấp chứng chỉ năng lực cũng dựa trên yếu tố này để phân loại, quản lý và làm căn cứ xử lý khi vi phạm. 

Những lĩnh vực nào hiện nay yêu cầu chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng ?

Theo quy định hiện nay, những lĩnh vực yêu cầu chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bắt buộc bao gồm:

  • Lĩnh vực thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình: kiểm tra thiết kế, bản vẽ thi công đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và vật liệu tuân thủ quy định của pháp luật

  • Lĩnh vực thi công: bao gồm các hoạt động xây dựng, lắp đặt thiết bị mới phục vụ mục đích xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo hoặc bảo trì, phục hồi, phá dỡ…

  • Lĩnh vực giám sát thi công: là những hoạt động theo dõi quá trình thi công đảm bảo chất lượng công trình tuân thủ theo bản thiết kế, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để bám sát tiến độ xây dựng.

  • Lĩnh vực tư vấn quản lý dự án: là tất cả các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, quản lý và giám sát để đảm bảo dự án hoàn thiện đúng chất lượng trong thời gian cụ thể.

  • Lĩnh vực khảo sát: bao gồm các hoạt động kiểm tra, thị sát, đo lường thực tế, nghiên cứu và phân tích những yếu tố khách quan - chủ quan nhằm phát hiện nguy cơ, rủi ro hoặc nguyên nhân gây ảnh hưởng tới chất lượng dự án.

  • Lĩnh vực lập quy hoạch xây dựng: là hoạt động tổ chức các không gian, diện tích, vùng hoặc khu vực chức năng sao cho toàn bộ hệ thống hoạt động hiệu quả và hợp lý nhất.

  • Lĩnh vực lập, thẩm tra dự án đầu tư: là những hoạt động nghiên cứu, phân tích khoa học và khách quan để đánh giá dự án toàn diện về mọi mặt; từ đó đưa ra đánh giá cụ thể về chất lượng, giá trị dự án.

  • Lĩnh vực quản lý chi phí đầu tư: bao gồm những hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, điều chỉnh và kiểm soát chi phí đầu tư cho dự án, công trình đang sửa chữa, cải tạo hoặc xây mới….

Quy trình đăng ký làm thủ tục cấp chứng chỉ năng lực xây dựng

Quy trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực xây dựng

Sau khi xác định rõ những lĩnh vực nào hiện nay yêu cầu chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, đơn vị có thể làm thủ tục đăng ký theo các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo danh mục liệt kê trong Điều 87 Nghị định 15/2021/NĐ-CP

  • Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền

  • Bước 3: Chờ kết quả và nhận chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Thời gian cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Thời gian cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng không phụ thuộc vào lĩnh vực đăng ký. Thông thường, những trường hợp xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động lần đầu hoặc điều chỉnh, bổ sung, gia hạn chứng chỉ thì phải mất 20 ngày mới được xử lý. Nếu đơn vị xin cấp lại chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng sẽ cần 10 ngày để kiểm tra, xét duyệt hồ sơ.

Thời gian cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Trong trường hợp, hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi công văn thông báo sau tối đa 5 ngày kể từ thời điểm nhận. Vì vậy, dù tổ chức đăng ký chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho một hoặc nhiều lĩnh vực nói trên thì cứ căn cứ theo thời gian xét duyệt quy định để theo dõi kết quả hồ sơ.

Trên đây là toàn bộ nội dung làm rõ cho câu hỏi “Những lĩnh vực nào hiện nay yêu cầu chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng?”. Mong rằng sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chính xác, đồng thời hiểu rõ hơn về quy trình làm thủ tục cấp chứng chỉ năng lực xây dựng. 

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Thứ Bảy, 17/08/2024
-
đoàn nam

Điều kiện, trình tự, thủ tục và đơn vị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng dường như đã quá quen thuộc đối với các...

Thứ Sáu, 16/08/2024
-
đoàn nam

Quy trình xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng như thế nào là chuẩn xác nhất?

Chứng chỉ năng lực tư vấn giám sát công trình giao thông được ví như một công...

Thứ Sáu, 16/08/2024
-
đoàn nam

Hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3: Hướng dẫn chi tiết

Để đảm bảo cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng có...

Tiếng Việt Tiếng Anh Tiếng Trung
Được hỗ trợ bởi google Dịch
 
0
Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo