Đức Thành Consult Contruction

Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của tư vấn giám sát xây dựng

Thứ Sáu, 02/08/2024
đoàn nam

Cùng tìm hiểu thật đầy đủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của tư vấn giám sát ngay dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích nhất.

Hiện nay, lĩnh vực tư vấn giám sát thi công đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát về chất lượng, sự an toàn của công trình cũng như đảm bảo tuân thủ các quy định, quy trình kỹ thuật của các bên có liên quan. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ kiến thức và chuyên môn nắm vững về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của tư vấn giám sát dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng. Do đó, hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để có thêm những thông tin đầy đủ và chính xác.

1. Tư vấn giám sát xây dựng là gì?

Tư vấn giám sát xây dựng công trình được hiểu đơn giản chính là hoạt động tư vấn và giám sát toàn bộ quá trình thi công dựa trên các nội dung đã được ký kết trong hợp đồng với chủ đầu tư.

Tư vấn giám sát xây dựng sẽ bao gồm nhiều hạng mục khác nhau

Công việc nhân viên tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình sẽ bao gồm các hạng mục đó là giám sát công tác thi công, lắp đặt các thiết bị cho dự án xây dựng mới, sửa chữa cải tạo nâng cấp phá dỡ, quản lý công tác bảo hành bảo trì công trình.

2. Nhiệm vụ của tư vấn giám sát xây dựng như thế nào?

Trước khi đưa ra những trách nhiệm của tư vấn giám sát thì mọi người cần hiểu đúng và đủ về nhiệm vụ của tư vấn giám sát xây dựng là như thế nào. Ngay dưới đây là những nhiệm vụ chính của tư vấn giám sát, cụ thể:

  • Kiểm tra đầy đủ và kỹ lưỡng về điều kiện hoàn thành công trình xây dựng theo đúng quy định đã được ban hành trong Điều 72 của Luật Xây dựng;

  • Tiến hành kiểm tra năng lực của nhà thầu thi công có phù hợp với công trình xây dựng bao gồm các hạng mục sau: nguồn nhân lực, hệ thống an toàn lao động, vận hành phương thiết bị thi công, kho vật liệu xây dựng;

  • Kiểm tra, giám sát chất lượng của vật tư, vật liệu, thiết bị thi công xây dựng do nhà thầu thi công xây dựng bao gồm: giấy chứng nhận chất lượng của đơn vị sản xuất, lấy mẫu và kiểm tra kết quả thí nghiệm của nhà thầu, lập biên bản các loại vật liệu xây dựng, kiểm tra sự khác biệt của chủng loại tính năng của vật liệu, kiểm tra chất lượng an toàn thiết bị thi công, giám sát kết quả thí nghiệm cũng như các chứng chỉ;

  • Kiểm tra, giám sát toàn bộ công trình thi công xây dựng từ: tiến độ thi công của công trình, giám sát tiến độ thi công và lập kế hoạch tiến độ đảm bảo chất lượng xây dựng nhanh chóng, ngăn chặn các vi phạm về chất lượng, kỹ thuật và phối hợp với các bên để xử lý nhanh chóng kịp thời,…;

  • Ghi chép hoặc lập biên bản nếu cần thiết trước các biên bản xử lý kỹ thuật các lỗi có liên quan như: sai lệch so với bản thiết kế, các yêu cầu chi tiết sai phạm so với thiết kế đã được ký kết,…

Nhiệm vụ chính của tư vấn giám sát xây dựng đó là kiểm tra các hạng mục

3. Trách nhiệm của tư vấn giám sát xây dựng

Đối với trách nhiệm của tư vấn giám sát lại bao gồm những vấn đề cụ thể được tổng hợp ngay sau đây đòi hỏi các bên liên quan cần đặc biệt lưu tâm.

  • Xác nhận những điểm không đúng với tổ chức xây dựng các hạng mục đã được thực hiện không đúng theo thiết kế, điều kiện kỹ thuật thi công từ đó kết luận việc xây dựng không đảm bảo về chất lượng theo yêu cầu;

  • Lập các biên bản không đúng với hồ sơ cũng như các tài liệu có liên quan đến quá trình giám sát thi công;

  • Các tổ chức xây lắp thi công không phù hợp với thiết kế trong hợp đồng và không có các lý do chính đáng;

  • Những quyết định của tư vấn giám sát thi công trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn chung;

  • Tư vấn Giám sát xây dựng sẽ không được kiêm nhiệm các công việc của tổ chức xây dựng, thiết kế do mình quản lý hoặc các nhiệm vụ có liên quan khác của những cơ quan này giao lại;

  • Không được tự ý quyết định về việc điều chỉnh thiết kế đã được phê duyệt trong quá trình thi công;

  • Trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để đơn vị thi công đúng tiến độ và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo, Pháp luật Nhà nước.

4. Quyền hạn của tư vấn giám sát xây dựng

Xét về trách nhiệm và quyền hạn của tư vấn giám sát lại bao gồm những vấn đề cơ bản ngay dưới đây. 

  • Yêu cầu đơn vị thi công phải tuân thủ đầy đủ theo thiết kế đã được phê duyệt về tiêu chuẩn, quy trình, quy định xây dựng cơ bản;

Tư vấn giám sát xây dựng có quyền yêu cầu ngừng thi công nếu có sai sót

  • Không được tự ý nghiệm thu đối với những khối lượng xây dựng và yêu cầu không thanh toán các loại khối lượng như: không đúng theo thiết kế chung, khối lượng chưa được thanh toán, nghiệm thu, sử dụng vật liệu không đáp ứng yêu cầu của thiết kế,…;

  • Có quyền ngừng thời hạn của xây lắp không đảm bảo về chất lượng hoặc có những dấu hiệu đáng nghi, gây sự cố bất thường và báo cáo về Ban quản lý dự án, chủ đầu tư để có phương án xử lý tối ưu nhất,…

Mong rằng với những chia sẻ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của tư vấn giám sát đã được làm rõ ở trên sẽ mang đến những thông tin đầy đủ nhất cho mọi người. Nếu còn bất cứ vấn đề gì thắc mắc, hãy liên hệ đến Đức Thành Consult Contruction để được tư vấn nhanh chóng.

 

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Thứ Bảy, 17/08/2024
-
đoàn nam

Điều kiện, trình tự, thủ tục và đơn vị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng dường như đã quá quen thuộc đối với các...

Thứ Sáu, 16/08/2024
-
đoàn nam

Quy trình xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng như thế nào là chuẩn xác nhất?

Chứng chỉ năng lực tư vấn giám sát công trình giao thông được ví như một công...

Thứ Sáu, 16/08/2024
-
đoàn nam

Hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3: Hướng dẫn chi tiết

Để đảm bảo cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng có...

Tiếng Việt Tiếng Anh Tiếng Trung
Được hỗ trợ bởi google Dịch
 
0
Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo