Xoay quanh vấn đề nhà thầu thang máy có cần xin chứng chỉ năng lực xây dựng không có rất nhiều ý kiến khác nhau khiến mọi người khó khăn khi đưa ra câu trả lời chuẩn xác nhất. Đi cùng với thắc mắc này sẽ là nếu như có thì điều kiện, thủ tục, hồ sơ sẽ được quy định như thế nào cũng nhận được khá nhiều sự quan tâm. Do đó, ngay dưới bài viết sau đây Đức Thành sẽ nhanh chóng mang đến những thông tin đầy đủ và chính xác nhất cho mọi người.
Nhà thầu thang máy có cần xin chứng chỉ năng lực xây dựng không ?
Để giải đáp thắc mắc nhà thầu thang máy có cần xin chứng chỉ năng lực xây dựng không cần dựa vào những quy định pháp lý cụ thể. Theo đó, quy định rõ ràng tại khoản 38 điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 thì công tác thi công xây dựng công trình sẽ bao gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, phá dỡ, bảo trì,... tại các công trình xây dựng.
Nhà thầu thang máy cũng thuộc lĩnh vực lắp đặt vào công trình xây dựng
Quy định tại Khoản 39, Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 đã đưa ra đó là: Thiết bị lắp đặt vào công trình gồm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ và thiết bị công trình chính là thiết bị được lắp đặt vào công trình xây dựng theo đúng thiết kế xây dựng.
Như vậy, có thể khẳng định trường hợp cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nếu thực hiện thi công, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng,… hệ thống thang máy thì nhất định phải sở hữu chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo quy định tại Khoản 19, Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 5/4/2017 của Chính phủ.
Hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng đối với đơn vị lắp đặt thang máy
Làm rõ được vấn đề nhà thầu thang máy có cần xin chứng chỉ năng lực xây dựng không thì hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng đối với những nhà thầu lắp đặt thang máy cũng được quan tâm. Theo đó, hồ sơ xin cấp sẽ có những loại giấy tờ như sau:
-
Đơn đề nghị xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng theo Mẫu tại Phụ lục của Nghị định 15/2021/NĐ-CP;
-
Quyết định thành lập của tổ chức xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng;
-
Chứng chỉ hành nghề đi kèm bản kê khai, tự xác định hạng chứng chỉ theo mẫu hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp được cấp chứng chỉ hành nghề của các chức danh;
-
Hợp đồng cùng các biên bản nghiệm thu đã hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình xây dựng theo đúng nội dung đã kê khai trước đó.
Nhà thầu thang máy xin hồ sơ chứng chỉ năng lực cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết
Thủ tục cấp chứng chỉ năng lực xây dựng đối với đơn vị lắp thang máy
Bên cạnh việc làm rõ vấn đề nhà thầu thang máy có cần xin chứng chỉ năng lực xây dựng không thì thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng cũng là điều cần quan tâm hiện nay. Ngay dưới đây sẽ là các bước thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng, cụ thể:
-
Bước 1: Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng lần đầu sẽ gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định thông qua hình thức trực tuyến hoặc nộp trực tiếp tại Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng tùy vào các hạng chứng chỉ năng lực xây dựng theo yêu cầu.
-
Bước 2: Trong khoảng thời gian tối đa 05 ngày sau khi nhận hồ sơ, Bộ Xây dựng/ Sở Xây dựng sẽ thông báo bằng văn bản đến cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng có đảm bảo yêu cầu hay không?
-
Bước 3: Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu thì tối đa trong thời gian 20 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì Bộ Xây dựng/ Sở Xây dựng sẽ có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực xây dựng cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
Thủ tục cấp chứng chỉ năng lực xây dựng của nhà thầu thang máy diễn ra nhanh chóng
Tóm lại, có thể khẳng định nhà thầu thang máy có cần xin chứng chỉ năng lực xây dựng không là vô cùng cần thiết đòi hỏi các nhà thầu thang máy cần lựa chọn một đơn vị tư vấn, cấp chứng chỉ năng lực xây dựng thật sự chất lượng và uy tín. Nếu cần hỗ trợ thêm về dịch vụ này vui lòng liên hệ đến Hotline, website của Đức Thành Consult Contruction để được giải đáp nhanh chóng.