Nhà Thầu Phụ là ai? Chắc hẳn đây là câu hỏi mà rất nhiều người tham gia vào lĩnh vực xây dựng đặc biệt quan tâm. Căn cứ vào khoản 36 Điều 4 Luật Đấu Thầu 2013 thì nhà thầu phụ được định nghĩa là nhà thầu tham gia trực tiếp thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký kết với nhà thầu chính. Cùng theo dõi bài viết dưới đây cùng Tư vấn công trình xây dựng Đức Thành tìm hiểu chi tiết nhà thầu phụ và các tiêu chí đánh giá hiệu quả chất lượng thi công của nhà thầu phụ trong các công trình xây dựng.
Quy định về quản lý nhà thầu phụ
Căn cứ Quy định hiện hành về quản lý nhà thầu phụ các quy định tại khoản 2 Điều 128 Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau:
- Nhà thầu chính đủ điều kiện được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ phù hợp nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Việc sử dụng nhà thầu phụ đảm bảo sẽ không làm thay đổi các nghĩa vụ của nhà thầu chính đối với công trình thi công.
Nhà thầu chính bắt buộc phải chịu hoàn toàn trách nhiệm liên quan đến khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ đảm nhận thực hiện theo đúng quy định.
- Nhà thầu chính không được phép sử dụng nhà thầu phụ cho các công việc khác ngoài công việc đã đưọc kê khai thỏa thuận sử dụng nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất
Trường hợp liên quan đến việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất chỉ được phép thực hiện khi được chủ đầu tư dự án phê duyệt chấp thuận
- Nhà thầu chính chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với việc lựa chọn, sử dụng các nhà thầu phụ có đầy đủ năng lực và kinh nghiệm giúp đáp ứng yêu cầu thực hiện các công việc được giao.
Trong trường hợp là nhà thầu phụ quan trọng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, việc đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ được thực hiện theo đúng quy định đã được nêu trong hồ sơ mời thầu
- Nhà thầu chính chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan đến vấn đề thanh toán đầy đủ, đúng tiến độ cho nhà thầu phụ theo đúng thỏa thuận giữa nhà thầu chính với nhà thầu phụ đã ký kết.
Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư
Đối với vấn đề tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư căn cư tại Điều 5 Luật Đấu Thầu 2013 cụ thể như sau:
- Nhà thầu, nhà đầu tư là doanh nghiệp, tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây:
+ Có đầy đủ đăng ký hợp pháp liên quan đến việc thành lập, chứng thực hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp
+ Đảm bảo tính minh bạch của Hạch toán tài chính độc lập
+ Không thuộc diện liên đang trong quá trình giải thể hay bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc trường hợp nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật
+ Đã thực hiện đầy đủ việc đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
+ Bảo đảm tính cạnh tranh lành mạnh trong đấu thầu căn cứ quy định tại Điều 6 Luật Đấu Thầu 2013
+ Không nằm trong các trường hợp đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu
- Nhà thầu, nhà đầu tư được công nhận là các cá nhân có đầy đủ tư cách hợp lệ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Đảm bảo đầy đủ năng lực hành vi dân sự căn cứ theo đúng quy định pháp luật của đất nước sở tại mà cá nhân đó là công dân
+ Cung cấp đầy đủ chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật hiện hành
+ Bản đăng ký hoạt động hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật theo đúng thời điểm
+ Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự của đất nước sở tại
+ Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu tại đất nước sở taị.
- Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách tham gia vào dự án xây dựng hợp lệ căn cứ vào quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Luật Đấu Thầu 2013 được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh.
Các tiêu chí lựa chọn Nhà Thầu Phụ
Công tác lựa chọn một nhà thầu phụ phù hợp cho gói thầu cuar doanh nghiệp đang triển khai là một vấn đề cực kỳ quan trọng, quyết định một phần đến sự thành bại của dự án xây dựng. Dưới đây là một số tiêu chí căn bản giúp bạn chọn lựa nhà thầu phụ một cách thông minh,hiệu quả giúp công trình đạt được những thành công nhất định.
1. Nơi nhà thầu phụ hoạt động
Xác định được vị trí hoạt động của nhà thầu phụ để đảm bảo rằng họ có thể tiếp cận dự án và đáp ứng yêu cầu trong thời gian cần thiết phù hợp với dự án đang triển khai.
2. Số lượng và chất lượng
Đây chính là bản đánh giá khả năng, năng lực của nhà thầu phụ có đảm bảo đầy đủ thiết bị, máy móc cần thiết để đáp ứng yêu cầu xây dựng của gói thầu. Điều này giúp đảm bảo rằng công việc của dự án được thực hiện theo đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng đúng như yêu cầu đặt ra ban đầu.
3. Sức mạnh tài chính
Việc xem xét khả năng tài chính của nhà thầu phụ có đủ để thực hiện công việc hay không, điều này giúp đảm bảo rằng họ có khả năng hoàn thành dự án mà không gặp rủi ro tài chính và dự án sẽ không bị gián đoạn bởi những vấn đề liên quan đến tài chính.
4. Chuyên môn và kinh nghiệm
Chuyên môn, kinh nghiệm là khâu đánh giá liên quan đến các khía cạnh năng lực kỹ thuật và kinh nghiệm của nhà thầu phụ trong lĩnh vực tương ứng giúp đảm bảo rằng họ có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp và đúng chuẩn kỹ thuật nhất.
5. Phản hồi trong ngành
Việc Tra cứu về đánh giá và danh tiếng của nhà thầu phụ trong ngành được coi là bước đánh giá khách quan ban đầu, xem xét năng lực thực hiện họ đã từng thực hiện các dự án tiêu biểu nào thành công và có những phản hồi tích cực từ phía những khách hàng đã từng hợp tác trước đó hay không.
Bằng việc sử dụng những tiêu chí nêu trên, các nhà thầu chính và nhà đầu tư có thể hoàn toàn đánh giá được về kinh nghiệm, kỹ năng, khả năng thực hiện dự án của nhà thầu phụ, từ đó lựa chọn một nhà thầu phụ phù hợp với gói thầu của doanh nghiệp, tổ chức đảm bảo rằng công việc và các quy định về nhà thầu phụ trong xây dựng được thực hiện chuẩn xác về cả chất lượng và tiến độ thực hiện dự án.
Mọi thông tin chi tiết Quý khách hàng có thể liên hệ Đức Thành để nhận được giải đáp nhanh nhất