Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu hay còn được gọi là chứng chỉ hành nghề đấu thầu được định nghĩa là chứng chỉ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đầy đủ thẩm quyền cấp. Chứng chỉ đóng vai trò như một bản chứng nhận về năng lực cuả tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân giúp quyết định khả năng được phép tham gia trong các hoạt động đấu thầu của các cá nhân và các tổ chức trong xây dựng và các lĩnh vực có liên quan đến xây dựng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người mông lung đặt câu hỏi liên quan " Hành nghề đấu thầu có cần chứng chỉ không? " Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Tư vấn công trình xây dựng Đức Thành sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật về chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.
Căn cứ pháp lý
Dưới đây là các văn bản pháp lý quy quy định cụ thể về chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu bao gồm:
( 1 ) Căn cứ theo luật đấu thầu 2013 số 43/2013/QH13 (khoản 2 Điều 16)
( 2 ) Theo quy định tại thông tư 04/2019/TT-BKHĐT Quy định chi tiết đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu
Đối tượng nào bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề đấu thầu?
Gồm có các đối tượng
-
Cá nhân thuộc doanh nghiệp hoạt động tư vấn đấu thầu hoặc đơn vị hoạt động tư vấn đấu thầu; cá nhân hoạt động tư vấn độc lập về đấu thầu;
-
Cá nhân thuộc ban quản lý dự án chuyên nghiệp: là các ban quản lý dự án chuyên ngành, ban quản lý dự án khu vực theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc ban quản lý dự án được thành lập để thực hiện công tác quản lý dự án chuyên nghiệp, quản lý cùng lúc nhiều dự án hoặc các dự án kế tiếp, gối đầu, hết dự án này đến dự án khác;
-
Cá nhân thuộc đơn vị mua sắm tập trung chuyên trách: là đơn vị được thành lập để chuyên trách thực hiện việc mua sắm tập trung và hoạt động mua sắm mang tính thường xuyên, liên tục;
-
Cá nhân khác có nhu cầu.
Cá nhân thuộc diện bắt buộc (1,2,3) khi tham gia trực tiếp vào các hoạt động
-
Lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
-
Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
Cá nhân nào không bắt buộc có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu?
Việc quy định về đối tượng bắt buộc phải có chứng chỉ đã rất rõ ràng, tuy nhiên rất nhiều cá nhân vẫn chưa nhận biết được mình có phải bắt buộc có chứng chỉ này hay không. Vậy các cá nhân không bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề đấu thầu bao gồm:
-
Cá nhân thuộc ban quản lý dự án được thành lập để thực hiện từng dự án cụ thể và ban quản lý dự án này sẽ giải thể sau khi kết thúc dự án;
-
Cá nhân thuộc các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập tham gia vào các công việc nêu tại khoản 2 Điều 11 Thông tư số 04/2019/TT-BKHĐT theo nhiệm vụ được giao, trừ cá nhân thuộc khoản 1 Điều này;
-
Cá nhân tham gia vào các công việc nêu tại khoản 2 Điều 11 Thông tư số 04/2019/TT-BKHĐT trong mua sắm tập trung theo mô hình kiêm nhiệm, không thường xuyên, liên tục;
Lưu ý: Cá nhân nêu trên không bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề đấu thầu nhưng khi tham gia vào hoạt động đấu thầu phải có chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản.
Chứng chỉ hành nghề đấu thầu bao gồm những loại nào?
Các loại chứng chỉ:
-
Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu dịch vụ tư vấn;
-
Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn;
-
Cá nhân đạt kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu dịch vụ tư vấn, xây lắp, mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu trong các lĩnh vực: dịch vụ tư vấn, xây lắp, mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn.
Sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu thầu như thế nào?
Theo phân loại chứng chỉ, từng loại sẽ được thực hiện các công tác đấu thầu tương ứng. Cụ thể:
-
Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu dịch vụ tư vấn được tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn;
-
Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu xây lắp, hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn được tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ phi tư vấn, gói thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp (PC);
-
Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu dịch vụ tư vấn, xây lắp, mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn được tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu tất cả các gói thầu.
Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đấu thầu là gì?
Căn cứ Điều 12, Thông tư số 04/2019/TT-BKHĐT. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu khi đáp ứng đầy đủ 5 điều kiện sau đây:
-
Có chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản;
-
Tốt nghiệp đại học trở lên;
-
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
-
Đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Đã tham gia thường xuyên, liên tục vào một trong các công việc liên quan đến hoạt động đấu thầu trong vòng 04 năm trở lại đây (tính đến thời điểm đăng ký thi sát hạch), bao gồm:
⦁ Tham gia giảng dạy về đấu thầu;
⦁ Tham gia xây dựng văn bản pháp luật về đấu thầu;
⦁ Tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu, quản lý thực hiện hợp đồng các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu như: tham gia vào công tác lập, thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu; lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, tham gia thương thảo, hoàn thiện hợp đồng; tham gia các công tác quản lý dự án, quản lý hợp đồng (nghiệm thu, thanh toán, điều chỉnh hợp đồng…);
b) Đã tham gia vào một trong các công việc liên quan đến hoạt động đấu thầu quy định tại điểm a Khoản này trong vòng 05 năm trở lại đây (tính đến thời điểm đăng ký thi sát hạch) nhưng không thường xuyên, liên tục;
c) Đã tham gia lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu tối thiểu 05 gói thầu quy mô lớn (gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hoá có giá trị gói thầu trên 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu trên 20 tỷ đồng) hoặc 10 gói thầu quy mô nhỏ. Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn phức tạp được tính tương đương gói thầu quy mô lớn; gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn đơn giản được tính tương đương gói thầu quy mô nhỏ”. -
Đạt kỳ thi sát hạch do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.
Chứng chỉ hành nghề đấu thầu có cấp lại không, hồ sơ cấp lại như thế nào?
Việc cá nhân vì một lý do nào đó trong khi hành nghề hoặc vô ý làm mất, hư hỏng chứng chỉ có thể tham khảo các thông tin sau về việc cấp lại chứng chỉ. Quy định tại điều 17 Thông tư số 04/2019/TT-BKHĐT như sau:
-
Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Chứng chỉ đã được cấp còn hạn sử dụng nhưng bị rách nát, hư hại, bị mất hoặc ghi sai thông tin;
b) Chứng chỉ đã được cấp hết hạn sử dụng và cá nhân đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
– Trong thời gian hành nghề hoạt động đấu thầu theo chứng chỉ đã được cấp trước đó, cá nhân đã trực tiếp tham gia lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả mời sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu tối thiểu 05 gói thầu quy mô lớn hoặc 10 gói thầu quy mô nhỏ. Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn phức tạp được tính tương đương gói thầu quy mô lớn; gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn đơn giản được tính tương đương gói thầu quy mô nhỏ;
– Trong thời gian hành nghề hoạt động đấu thầu theo chứng chỉ đã được cấp trước đó, cá nhân đã trực tiếp tham gia giảng dạy tối thiểu 10 khóa đào tạo đấu thầu cơ bản hoặc tham gia Ban biên tập, Tổ soạn thảo xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu.
c) Chứng chỉ hết thời hạn thu hồi theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. -
Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo Mẫu số 3 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Chứng chỉ đã cấp đối với trường hợp chứng chỉ còn hạn sử dụng nhưng bị rách nát, hư hại hoặc ghi sai thông tin;
c) Đối với trường hợp chứng chỉ hết hạn sử dụng: nộp bảng kê khai các hoạt động liên quan trực tiếp đến việc tham gia lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu; giảng dạy về đấu thầu trong thời hạn sử dụng của chứng chỉ đã cấp.
Mọi thông tin chi tiết Quý khách hàng có thể liên hệ Đức Thành để nhận được giải đáp nhanh nhất