Đức Thành Consult Contruction

Giám sát thi công là gì? Nhiệm vụ của giám sát thi công trong công trình xây dựng

Thứ Năm, 15/08/2024
đoàn nam

Mặc dù hiện nay, giám sát thi công là một trong những vị trí quan trọng trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng và đủ về công việc này dẫn đến những sai lầm đáng tiếc. Đừng quá lo lắng về vấn đề bởi những thông tin về giám sát thi công và nhiệm vụ giám sát thi công sẽ nhanh chóng được Đức Thành Consult Contruction tổng hợp và làm rõ ngay dưới bài viết sau mang đến cho mọi người những thông tin hữu ích.

1. Giám sát thi công là gì?

Khái niệm giám sát thi công được cung cấp đầy đủ trong khoản 1 Điều 120 Luật Xây dựng 2014 thì đó là công việc giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ thi công, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công của chủ đầu tư hoặc các nhà thầu đang được phụ trách.

Giám sát thi công là công việc quan trọng trong lĩnh vực xây dựng hiện nay

2. Nhiệm vụ của giám sát thi công trong công trình xây dựng hiện nay

Đối với nhiệm vụ giám sát thi công cũng được quy định rõ ràng tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì nhiệm vụ của giám sát thi công sẽ bao gồm như sau:

  • Kiểm tra khả năng phù hợp, năng lực của bên nhà thầu sao với hồ sơ dự thầu, hợp đồng xây dựng về các mặt từ nhân lực, thiết bị, phòng thí nghiệm, hệ thống quản lý;

  • Kiểm tra, giám sát những biện pháp thi công của nhà thầu và tiến hành so sánh với thiết kế biện pháp thi công đã được duyệt;

  • Xem xét, đối chiếu, chấp thuận về các nội dung được quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 06/2021/NĐ-CP do nhà thầu trình bày và yêu cầu nhà thầu chỉnh sửa so với đặc thù riêng của từng công trình;

  • Kiểm tra và chấp nhận về yêu cầu của vật liệu, sản phẩm xây dựng, các thiết bị lắp đặt vào công trình;

  • Kiểm tra, giám sát, đốc thúc nhà thầu xây dựng và các bên có liên quan để đảm bảo tiến độ thi công được diễn ra nhanh chóng, chính xác cũng là nhiệm vụ giám sát thi công;

  • Giám sát việc thực hiện của nhà thầu về các quy định quản lý an toàn trong thi công xây dựng, các biện pháp đảm bảo an toàn đối với các công trình có liên quan;

  • Yêu cầu nhà thầu tạm dừng thi công nếu kiểm tra chất lượng thi công không đảm bảo về tiến độ, sự an toàn, vi phạm các quy định về quản lý,…;

  • Kiểm tra, đánh giá các kết quả thí nghiệm về kiểm tra vật liệu, cầu kiện, các sản phẩm xây dựng trong quá trình thi công;

  • Tổ chức thí nghiệm, đối chứng, kiểm định về chất lượng bộ phận công trình cũng như từng hạng mục theo đúng quy định tại Điều 5 của Nghị định này nếu có;

  • Thực hiện các nội dung có liên quan khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.

Nhiệm vụ của giám sát thi công bao gồm nhiều công việc khác nhau

3. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc giám sát thi công

Bên cạnh việc xác định rõ nhiệm vụ giám sát thi công thì căn cứ Điều 121 Luật Xây dựng 2014 đã có những quy định đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc giám sát thi công xây dựng công trình ngay sau đây.

3.1 Đối với quyền của chủ đầu tư được đưa ra như sau:

  • Tự tiến hành thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi đã có đủ điều kiện về năng lực giám sát thi công và chịu trách nhiệm về giám sát;

  • Đàm phán, ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng, theo dõi, yêu cầu nhà thầu giám sát thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết;

  • Đình chỉ, chấm dứt hợp đồng nếu không thực hiện đúng các nhiệm vụ giám sát thi công theo quy định;

  • Cùng nhiều quyền khác theo quy định của hợp đồng và pháp luật có liên quan.

Chủ đầu tư có thể tự tiến hành thực hiện giám sát thi công nếu có đủ điều kiện năng lực

3.2 Đối với nghĩa vụ của chủ đầu tư được đưa ra như sau:

  • Lựa chọn đơn vị tư vấn giám sát có đủ điều kiện, năng lực phù hợp với công trình xây dựng;

  • Thông báo cho các bên có liên quan về quyền và nghĩa vụ của giám sát thi công;

  • Xử lý nhanh chóng, kịp thời những đề xuất của giám sát thi công;

  • Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận được ký trong hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình;

  • Bồi thường thiệt hại khi lựa chọn giám sát thi công không đủ năng lực, chuyên môn ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng của công trình;

  • Cùng các nghĩa vụ khác theo quy định tại Hợp đồng.

Như vậy, không thể phủ nhận được tầm quan trọng của giám sát thi công và những nhiệm vụ giám sát thi công trong các công trình xây dựng hiện nay. Mong rằng những thông tin trên sẽ mang đến cái nhìn đầy đủ và chính xác nhất cho mọi người. Nếu còn thắc mắc gì về vấn đề trên vui lòng liên hệ Đức Thành Consult Contruction để được giải đáp.

 

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Thứ Bảy, 17/08/2024
-
đoàn nam

Điều kiện, trình tự, thủ tục và đơn vị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng dường như đã quá quen thuộc đối với các...

Thứ Sáu, 16/08/2024
-
đoàn nam

Quy trình xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng như thế nào là chuẩn xác nhất?

Chứng chỉ năng lực tư vấn giám sát công trình giao thông được ví như một công...

Thứ Sáu, 16/08/2024
-
đoàn nam

Hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3: Hướng dẫn chi tiết

Để đảm bảo cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng có...

Tiếng Việt Tiếng Anh Tiếng Trung
Được hỗ trợ bởi google Dịch
 
0
Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo