Chứng chỉ hành nghề xây dựng là một giấy tờ xác nhận năng lực của cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp. Để được cấp chứng chỉ, cá nhân cần đáp ứng các điều kiện cơ bản, đồng thời nộp hồ sơ thi sát hạch vượt qua yêu cầu. Trong phạm vi bài viết sau đây, Đức Thành sẽ cung cấp những thông tin sơ bộ về chứng chỉ hành nghề xây dựng.
Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì?
Chứng chỉ hành nghề xây dựng là văn bản xác nhận năng lực do cơ quan có thẩm quyền cấp cho những cá nhân, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Khi sở hữu chứng chỉ hành nghề, đồng nghĩa việc cá nhân, tổ chức có đủ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm để làm việc trong ngành nghề đó. Đối với các đơn vị tư vấn công trình, chứng chỉ hành nghề xây dựng là điều kiện bắt buộc mang tính quyết định tới chất lượng dự án xây dựng.
Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì?
Đối tượng cần có chứng chỉ hành nghề xây dựng
Chứng chứng chỉ hành nghề xây dựng cần thiết với một số đối tượng đặc thù hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Nó được xem là phương tiện, công cụ giúp công việc thực hiện đúng chuyên môn, kỹ năng và trách nhiệm. Dưới đây là các đối tượng yêu cầu cần có chứng chỉ hành nghề xây dựng:
-
Giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng
-
Chủ nhiệm, người chủ trì chịu trách nhiệm về bản thiết kế quy hoạch xây dựng
-
Người khảo sát công trình xây dựng
-
Người thẩm định thiết kế dự án xây dựng
-
Các đội ngũ tư vấn, giám sát thi công xây dựng
-
Người thẩm tra, quản lý toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng
Đối tượng cần có chứng chỉ hành nghề xây dựng
Trường hợp cá nhân người nước ngoài hoặc đang định cư không thuộc phạm vi lãnh thổ Việt Nam đã được cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng do tổ chức nước ngoài thẩm định thì thực hiện hợp thức hóa lãnh sự để sử dụng giấy phép ở Việt Nam.
Khi nào cần sử dụng chứng chỉ hành nghề xây dựng?
Chứng chỉ hành nghề xây dựng do Sở Xây dựng hoặc Bộ xây dựng cấp thể hiện năng lực chuyên môn trong xây dựng. Nó có ý nghĩa, vai trò quan trọng với cá nhân, doanh nghiệp . Chứng chỉ hành nghề xây dựng được sử dụng cho các mục đích như:
-
Là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp có thể tham gia vào lĩnh vực xây dựng trong phạm vi toàn quốc
-
Xác thực năng lực và uy tín của cá nhân, đơn vị trong lĩnh vực xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp
-
Thể hiện năng lực cạnh tranh với cá nhân, đơn vị khác: Dựa vào sự khác biệt giữa các loại chứng chỉ hành nghề xây dựng, công ty có thể cho thấy năng lực cạnh tranh của mình với các tổ chức hoạt động trong cùng lĩnh vực.
-
Chấp hành quy định pháp luật: Các công ty xây dựng muốn hoạt động trong phạm vi toàn quốc cần bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề.
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng
Để được cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng, cá nhân cần phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
-
Có đủ năng lực hành vi dân sự và cung cấp đầy đủ giấy tờ xác nhận về nơi cư trú, giấy phép lao động tại Việt Nam hoặc đang định cư ở nước ngoài.
-
Là người có trình độ chuyên môn đào tạo, đáp ứng thời gian, kinh nghiệm tham gia công việc từ 2-3 năm tùy thuộc vào đối tượng.
-
Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng
Ngoài ra, đối với những công việc khác nhau, cá nhân cần đáp ứng thêm các điều kiện bổ sung cho từng nhiệm vụ. Cụ thể là:
-
Với cá nhân làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng, định giá, quản lý chi phí đầu tư cần đạt số lượng công trình dự án tối thiểu theo quy định: 1 dự án nhóm A, 2 dự án nhóm B, 2 công trình cấp I hoặc 3 công trình cấp II trở lên
-
Với cá nhân làm giám sát thiết kế cần đạt số lượng đồ án quy hoạch xây dựng tối thiểu theo quy định do Thủ tướng hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt
-
Với cá nhân làm thẩm tra thiết kế hoặc giám sát trưởng cần phải đạt số lượng tối thiểu công trình cấp I hoặc cấp II theo quy định thì mới được cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng
Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng chi tiết
Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng mới nhất được thực hiện theo 5 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Các cá nhân có nhu cầu xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm:
-
Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu quy định
-
Chuẩn bị 2 ảnh màu cỡ 4x6 cm và tệp tin ảnh có nền trắng chân dung người xin cấp chứng chỉ trong thời gian 6 tháng gần nhất.
-
Văn bằng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp tương ứng với từng loại chứng chỉ
-
Các quyết định, văn bản xác nhận phân công nhiệm vụ đã hoàn thành do chủ đầu tư ký chứng thực
-
Trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ, cá nhân cần chuẩn bị thêm 1 bản sao kết quả đã đạt yêu cầu
-
Nếu cá nhân là người nước ngoài thì cần có giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp
Chuẩn bị hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ
Sau khi chuẩn bị xong đầy đủ giấy tờ, bạn gửi hồ sơ trực tiếp tới cơ quan có thẩm quyền hoặc chuyển qua đường bưu điện.
Bước 3: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ
Kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện xử lý, cấp chứng chỉ hành nghề. Thời hạn tối đa là khoảng 20 ngày. Nếu hồ sơ không hợp lệ, chưa đầy đủ, cơ quan thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản để cá nhân bổ sung trong thời hạn 5 ngày làm việc.
Bước 4: Nộp lệ phí
Cá nhân cần nộp lệ phí 300.000 đồng/chứng chỉ theo quy định của Bộ Tài chính để cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Giấy phép có hiệu lực 5 năm kể từ ngày cấp, điều chỉnh hoặc gia hạn.
Bước 5: Nhận chứng chỉ hành nghề xây dựng
Sau khi hoàn tất các thủ tục nêu trên, cá nhân sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng.
Bạn cần kiểm tra lại thông tin trên chứng chỉ là chính xác, không có sai sót.
Trên đây, Đức Thành đã chia sẻ những thông tin giúp bạn làm rõ chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì. Đồng thời hướng dẫn thủ tục cung cấp chứng chỉ xây dựng chi tiết. Nếu cần tư vấn cấp chứng chỉ năng lực xây dựng, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 039 334 4499 hoặc emial: ducthanhconsultcontruction@gmail.com để được hỗ trợ, báo giá tốt nhất.