Đức Thành Consult Contruction

Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng có cần xin chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Thứ Năm, 21/12/2023
Elecnova

Nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là các công trình đầu tư xây dựng ngày càng phổ biến về cả quy mô và hình thức. Tại mỗi công trình xây dựng muốn hoạt động tốt đều rất cần có một chủ đầu tư xây dựng, các chủ đầu tư này là chủ thể chịu toàn bộ trách nhiệm giúp thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng thông qua nguồn vốn mà chủ đầu tư này quản lý. Tuy vậy tính đến hiện tại vẫn rất còn rất nhiều người làm trong ngành xây dựng đặt câu hỏi băn khoăn về vấn đề “ Chủ đầu tư chịu trách nhiệm thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng có bắt buộc phải xin chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng? ”.  Cùng theo dõi bài viết dưới đây Tư vấn công trình xây dựng Đức Thành sẽ giúp mọi người giải đáp toàn bộ câu hỏi trên. 

Căn cứ pháp lý

Căn cứ quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 83 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ nêu rõ nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định chi tiết tổ chức không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng trong trường hợp “ khi thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực liên quan; chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án căn cứ quy định tại Điều 23 Nghị định này”.

Vì vậy, khi chủ đầu tư tự thực hiện quản lý dự án thì không cần thiết phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Nhưng vẫn cần đảm bảo một số điều kiện giám đốc quản lý dự án phải có đầy đủ năng lực căn cứ vào quy định tại Điều 73 Nghị định này; đối với các cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn thì cần phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng đạt chuẩn, hạng của dự án cần được định giá chuẩn xác, phù hợp với nhóm dự án, cấp công trình và công việc đảm nhận.

Đối với các trường hợp tổ chức trực tiếp thực hiện giám sát thi công xây dựng thì phải có đầy đủ chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hợp lệ đúng với quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 83 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP.

Các hình thức chủ đầu tư tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng

Theo quy định hiện hành tại Điều 62 Luật Xây dựng năm 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2020, hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng chi tiết như sau:

1. Theo quy định nguồn vốn, quy mô, tính chất sử dụng và điều kiện thực hiện dự án đầu tư xây dựng chỉ rõ rằng người quyết định đầu tư chính là chủ thể quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý dự án sau:

i) Bộ phận thuộc quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành và quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực

ii) Bộ phận quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án cụ thể

iii)  Các chủ đầu tư có quyền hạn sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc

iv) Các tổ chức đủ thẩm quyền tư vấn quản lý dự án.

2. Bộ phận thuộc ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trong khu vực cụ thể, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành đủ điều kiện áp dụng đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công trong trường hợp người quyết định đầu tư giao toàn bộ trách nhiệm quản lý thực hiện đồng thời hoặc liên tục đối với các dự án thuộc cùng chuyên ngành hoặc trên cùng một địa bàn quản lý liên quan. 

Song song đó, theo quy định tại Điều 20 Nghị định 15/2021/NĐ-CP có quy định rõ ràng về việc lựa chọn hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng cụ thể như sau:

– Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công, người quyết định đầu tư bắt buộc phải lựa chọn hình thức quản lý dự án nêu tại mục 2 tại phần nội dung nêu trên chi tiết áp dụng như sau:

+ Người quyết định đầu tư cũng đồng thời là người quyết định áp dụng hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành đảm bảo trên cơ sở số lượng, tiến độ thực hiện các dự án cùng một chuyên ngành, hướng tuyến áp dụng trong một khu vực hành chính hoặc theo yêu cầu của nhà tài trợ vốn đầu tư.

+ Trong các trường hợp không áp dụng hình thức quản lý dự án Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực thì người quyết định đầu tư có thể quyết định áp dụng hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án hoặc chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án hoặc thuê đội ngũ tham mưu tư vấn quản lý dự án.

– Trong trường hợp các dự án sử dụng nguồn vốn nhà nước ngoài đầu tư công hoặc vốn khác, người quyết định đầu tư cũng dồng thời quyết định hình thức quản lý dự án tại phần nội dung Thứ nhất nêu trên đảm bảo phải phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của dự án quản lý. 

– Quy định áp dụng với dự án sử dụng vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, vốn ODA hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ. Đối với trường hợp điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ không có quy định cụ thể thì hình thức tổ chức quản lý dự án được thực hiện căn cứ chi tiết tại quy định của Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

– Đối với dự án PPP, hình thức quản lý dự án cũng được thực hiện theo phần nội dung Thứ nhất nêu trên tuy nhiên cần phải phù hợp với những yêu cầu quản lý, điều kiện cụ thể của dự án và thỏa thuận tại hợp đồng dự án.

Như vậy, căn cứ vào tất cả quy định nêu trên thì có 5 hình thức tổ chức dự án đầu tư xây dựng, chi tiết bao gồm các hình thức sau đây: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án, Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc và Tổ chức tư vấn quản lý dự án. 

Ưu điểm và nhược điểm chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng

Về Ưu Điểm: 

Khi chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án, các thành viên trong ban quản lý đã hiểu rõ đầy đủ về bản chất của dự án từ khâu lập kế hoạch đến thiết kế đồng thời đã bao gồm các chi tiết quan trọng. Vì vậy, đây là một hình thức chứa rất nhiều ưu điểm cụ thể dưới đây: 

– Trong trường hợp chủ đầu tư quản lý dự án, đơn vị thi công sẽ trực tiếp trao đổi cụ thể và làm việc với các thành viên trong bộ máy quản lý mà không cần thiết thông qua các bộ phận khác. Nhờ đó, sẽ giúp cho chủ đầu tư có thể tối ưu rút gọn được các quy trình rườm rà không cần thiết, giúp tiết kiệm được khoảng thời gian hiệu quả.

– Tối ưu tối đã, tiết kiệm chi phí nhân lực bởi vì nguồn nhân lực được tận dụng ngay trong bộ máy chủ đầu tư, do đó có thể rút gọn được gần như toàn bộ phần chi phí thuê ngoài.

– Trong trường hợp chủ đầu đã rút gọn được quy trình và nguồn nhân lực thì việc giải quyết các vấn đề nhanh chóng, hiệu quả, bởi đây chính là một ưu điểm có vị trí cực kỳ quan trọng giúp đẩy nhanh tiến độ dự án.

Về Nhược điểm:

Ngoài những ưu điểm nêu trên thì cũng không tránh khỏi những nhược điểm còn tồn đọng cụ thể có thể kể đến như: 

– Tất cả các cá nhân trong bộ máy bắt buộc phải kiêm nhiệm nhiều loại công việc bởi vừa làm chủ đầu tư và vừa tham gia ban quản lý dự án thì các cá nhân làm công việc quản lý phải hoàn thành nhiều đầu mục công việc khách nhau ở cả hai vị trí dẫn đến những áp lực trong quá trình triển khai và quản ký dự án.

– Trong trường hợp chủ đầu tư là người tham gia trực tiếp thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng rất cần phải đáp ứng những yêu cầu cao về mặt chuyên môn đối với nguồn lực quản lý đây chính là một trong những điều kiện để chủ đầu tư được phép trực tiếp quản lý dự án đó là cá nhân tham gia quản lý phải có trình độ, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công việc chịu trách nhiệm đảm nhận.

 

Mọi thông tin chi tiết Quý khách hàng có thể liên hệ Đức Thành để nhận được giải đáp nhanh nhất

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Thứ Bảy, 17/08/2024
-
đoàn nam

Điều kiện, trình tự, thủ tục và đơn vị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng dường như đã quá quen thuộc đối với các...

Thứ Sáu, 16/08/2024
-
đoàn nam

Quy trình xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng như thế nào là chuẩn xác nhất?

Chứng chỉ năng lực tư vấn giám sát công trình giao thông được ví như một công...

Thứ Sáu, 16/08/2024
-
đoàn nam

Hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3: Hướng dẫn chi tiết

Để đảm bảo cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng có...

Tiếng Việt Tiếng Anh Tiếng Trung
Được hỗ trợ bởi google Dịch
 
0
Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo